Đĩa đệm vốn là điểm nằm giữa các đốt sống thực hiện nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru hơn. Thoát vị đĩa đệm chính là tình trạng nhân nhầy phía bên trong bị lệch ra bên ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống, gây đau, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Trong nội dung dưới đây Ghế massage Okasa sẽ chia sẻ với các bạn cách massage phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm nhé !
Hiểu về thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc phải, tuy nhiên có 1 nhóm đối tượng có tỉ lệ mắc cao hơn so với người bình thường bao gồm:
– Người cao tuổi: xương cốt bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa tự nhiên, các cột sống dần bị mài mòn, đĩa đệm nứt rách, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
– Tính chất công việc nặng nhọc: những người làm những công việc nặng, thường xuyên tác động lên cột sống như bê vác vật nặng lên lưng trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của đĩa đệm.
– Dân văn phòng: ngồi nhiều, ngồi lâu cũng khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng.
– Người béo phì dễ mắc thoát vị đĩa đệm hơn người có chỉ số cân nặng bình thường.
– Người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
– Người bị stress, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở vùng thắt lưng, vùng cổ, tuy nhiên vùng thắt lưng thường có tỉ lệ mắc cao nhất. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ khó cảm nhận được những triệu chứng rõ nét, chỉ khi đi khám bệnh tổng quát mới có thể biết được bản thân mang bệnh.
Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay, thường là những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội; tê bì tay chân, vùng thắt lưng, vùng cổ; rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ, không cảm nhận được rõ nhiệt độ; yếu cơ, bại liệt ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng…
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thường là do tuổi tác và do đặc thù công việc là chủ yếu. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như chấn thương tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao; thói quen xấu như cúi đầu xem điện thoại, kẹp điện thoại vào vai nói chuyện; mắc các bệnh lý xương khớp; yếu tố di truyền.
Các giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm thường phát triển thành 4 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn phình đĩa đệm: đĩa đệm phình to hơn với kích thước bình thường, chèn ép lên các rễ thần kinh.
– Giai đoạn lồi đĩa đệm: nhân nhầy đang dần thoát ra ngoài.
– Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ: nhân nhầy cùng các phần khác đang thoát ra ngoài gây ra những cơn đau dữ dội.
– Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài và tách rời hoàn toàn, nếu không được điều trị sẽ làm teo cơ, liệt cơ, thậm chí là tàn phế.
Massage phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Khi cảm nhận được những cơn đau trên cơ thể, đặc biệt là vùng lưng mà không có nguyên do, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cũng nên thực hiện 1 số động tác massage nhẹ nhàng để giảm đau. Lưu ý, massage chỉ dành cho 2 giai đoạn đầu tiên, không áp dụng cho 2 giai đoạn sau vì có thể gây biến chứng.
Cách thực hiện massage hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:
– Để người bệnh nằm úp, chà xát lên lưng 1 ít tinh dầu massage có độ an toàn cao.
– Đặt lòng bàn tay úp xuống, dùng các ngón tay day ấn theo chuyển động tròn khắp vùng lưng.
– Dùng tay day ấn với lực không quá mạnh vào vùng đau nhức trong 5-10 phút.
– Chà xát lưng theo chiều dọc, day bóp cả vùng cổ gáy và vai.
Hãy kiên trì thực hiện massage mỗi ngày để tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn và cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng ghế massage. Trên ghế massage toàn thân hiện đại được trang bị con lăn 4D di chuyển theo ray SL tương thích đường cong sinh lý, chế độ không không trọng lực, kéo giãn kiểu Thái giúp chăm sóc hệ thống xương khớp, nhất là cột sống rất tốt !