Nghề Marketing Dược đang trở thành ngành nghề “hot” trong thời buổi hiện nay. Với thị trường lao động rộng mở, đây là cơ hội tốt cho sinh viên ngành Dược. Vậy nấc thang phát triển nghề Marketing Dược bao gồm những gì? Cùng Pharmarketing tìm hiểu ngay!
Thực tập sinh
Nấc thang đầu tiên của Marketing Dược là thực tập sinh
Để bắt đầu trong lĩnh vực Marketing Dược thì vị trí thực tập sinh là một vị trí phù hợp. Tại đây, nhân sự sẽ có cơ hội được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ những công việc nhỏ nhất. Bên cạnh đó, công ty sẽ chi trả một khoản trợ cấp hoặc tiền lương để khích lệ tinh thần nhân viên.
Do thực tập sinh đa phần là người chưa có kinh nghiệm muốn tích luỹ trải nghiệm thực tế nên yêu cầu vị trí này cũng không khắt khe. Nhân sự chỉ cần trang bị một số kỹ năng văn học tin phòng cơ bản, có kiến thức nền tảng về ngành Dược, kỹ năng giao tiếp tốt cùng tinh thần trách nhiệm với công việc.
Hiện nay, có rất nhiều công ty đã và đang mở ra nhiều cơ hội tuyệt vời cho các bạn ngay từ khi còn trong ghế nhà trường. Bởi vậy, để tìm kiếm cơ hội thực tập sinh Marketing Dược tại doanh nghiệp không còn khó khăn nữa.
Trợ lý nhãn (ABM)
Trợ lý nhãn là vị trí đòi hỏi ứng viên phải có trình độ chuyên môn nhất định cùng kỹ năng xử lý công việc ở mức tốt. Nói chung, ứng viên đã tốt nghiệp đại học và phải có kinh nghiệm làm việc trong ngành Dược phẩm tối thiểu 6 tháng.
Công việc chính của vị trí này là triển khai, giám sát các đầu mục công việc được Quản lý nhãn đưa xuống. Cụ thể như theo dõi và thực hiện kế hoạch truyền thông trên các kênh Fanpage, Website. Sản xuất tài liệu truyền thông và hỗ trợ sự kiện, hội thảo,….
Với mỗi mô hình và quy mô khác nhau thì mức thu nhập của vị trí này cũng có sự biến động. Nhìn chung, mức lương rơi vào khoảng 8 – 12 triệu đồng và thưởng theo doanh thu (nếu có).
Trade Marketing
Trade Marketing là bộ phận quan trọng được các công ty dược top đầu chú trọng phát triển. Bộ phận này là cầu nối giữa Sales và Marketing nhằm thúc đẩy doanh số cho công ty.
Công việc chính là khảo sát thị trường, phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như triển khai hoạt động thúc đẩy bán hàng tại các khu vực công cộng.
Đặc điểm của vị trí này yêu cầu sự linh hoạt trong giao tiếp, kỹ năng mềm mà không có đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn. Phù hợp với những nhân sự thích di chuyển, khéo léo giao tiếp và có kiến thức nền tảng về Marketing.
Mức lương của vị trí này dao động trong khoảng 7 – 9 triệu đồng và thưởng theo doanh số. Nhân viên có thể nhận được mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng.
Trade Marketing là vị trí được các công ty chú trọng phát triển
Digital Marketing
Công việc chính của vị trí Digital Marketing là tối ưu thứ hạng của Website và các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Triển khai các quảng cáo trên các kênh Digital khác nhau.
Mức thu nhập chung của vị trí này tương đối cao trên thị trường, dao động khoảng 8 – 12 triệu đồng. Yêu cầu ứng viên có nền tảng kiến thức Marketing và cách sử dụng các công cụ digital.
Quản lý nhãn và Giám đốc nhãn (BM)
Sau 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Dược, nhân sự có thể được cân nhắc lên vị trí Quản lý nhãn, còn đối với Giám đốc nhãn thì cần kinh nghiệm 3 – 5 năm làm việc.
Thay vì triển khai các chiến lược từ ban lãnh đạo đưa xuống, vị trí này sẽ cần nhân sự phải xây dựng và quản lý được ngân sách triển khai cho các dự án. Bao gồm lên kế hoạch ra mắt sản phẩm, kế hoạch báo giá và phân phối truyền thông trên các kênh khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mức lương của vị trí này dao động khoảng 12 – 25 triệu đồng và thưởng dự án.
Trưởng phòng Marketing (MM) và Giám đốc Marketing (MD)
Cần tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức để lên được vị trí Trưởng phòng, Giám đốc Marketing
Nhiệm vụ chính của vị trí này là xây dựng chiến lược truyền thông trong thời gian ngắn, trung hoặc dài hạn cùng với BOD. Lên kế hoạch Marketing tổng thể cho từng nhãn hàng. Đánh giá hiệu quả chiến dịch và hiệu suất hoạt động của nhân viên để đưa ra phương án tối ưu nhất trong từng thời điểm.
Mức lương cứng của vị trí này khoảng 25 – 50 triệu đồng tuỳ theo từng dự án và thưởng doanh số, thưởng quý, thưởng năm. Đội ngũ nhân sự phải quản lý càng nhiều người thì mức lương cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp nhất.
Hy vọng những thông tin của PharMarketing về nấc thang phát triển nghề Marketing Dược đã cung cấp cái nhìn tổng quan nhất và giúp xây dựng định hướng tốt hơn cho nhân sự.
Nguồn tham khảo: https://pharmarketing.vn